18/12/2017
3514
0
Học & Hành - Sự chuyên nghiệp ngay khi còn là sinh viên

Chỉ tính riêng trong năm 2017, có hàng ngàn sinh viên các trường trên cả nước đã tiếp nhận chương trình Oden định hướng phát triển nghề nghiệp của Esuhai. Đây là một trong những phương pháp mà Esuhai đang áp dụng để giáo dục và đào tạo học viên suốt hơn 10 năm qua.

Trong tháng 11, ThS Nguyễn Xuân Lanh tiếp tục đại diện Esuhai có những buổi chia sẻ thực tế cho hơn 700 sinh viên trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM liên quan đến “Sự chuyên nghiệp và chuẩn bị tâm thế cùng kỹ năng xin việc khi ra trường”... 

Như thế nào được coi là chuyên nghiệp?

Sự chuyên nghiệp của một con người không chỉ thể hiện ở việc người đó đi xe hơi sang, xài điện thoại xịn, ăn mặc bảnh bao, làm việc nhanh - chuẩn - hiệu quả… mà còn được thể hiện từ những hành động nhỏ như việc cúi xuống nhặt rác, tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng hoặc khi không sử dụng nữa… 

Làm việc nhóm chuyên nghiệp là một trong những phương pháp làm việc chuyên nghiệp hiện nay

Ví dụ: Trong một sự kiện, trước khi chương trình bắt đầu thì người lãnh đạo phát hiện bị thiếu một bó hoa tặng cho khách mời. 

Cách xử lý 1: Trưởng nhóm lập tức tìm ra người đã thiếu sót để trách mắng và yêu cầu người này chịu trách nhiệm giải quyết.

Cách xử lý 2: Trưởng nhóm đứng ra nhận lỗi trước người lãnh đạo sau đó trở về tập hợp cả nhóm để tìm cách giải quyết làm sao có đủ số hoa tặng cho khách mời trong chương trình. Những vấn đề còn lại sẽ được xử lý sau.

Theo bạn, cách xử lý nào ít gây tổn thương và có tính xây dựng trong hai cách trên?!

Chuyên nghiệp ngay trong cách chuẩn bị hồ sơ xin việc

Ở xã hội hiện nay, bằng ĐH không được coi là thứ giá trị nhất khi bạn đi xin việc bởi vì tỷ lệ người có bằng cấp cao ngày càng tăng. Vậy điều gì sẽ khiến cho hồ sơ xin việc của bạn nổi bật hơn, khác biệt hơn so với các bộ hồ sơ khác trước nhà tuyển dụng? 

Bằng cấp, kiến thức chuyên môn là điều kiện cần. Các kỹ năng làm việc, kỹ năng sống như là: Ngoại ngữ, vi tính, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình, quản lý thời gian, tổ chức sự kiện, giao tiếp ứng xử, năng khiếu, tinh thần lạc quan cầu tiến… cho đến thư giới thiệu từ giáo viên hướng dẫn hoặc ông chủ cũ thì đó là điểm cộng lớn cho hồ sơ của bạn. Bởi vì những yếu tố đó có tác dụng như “liều thuốc ăn thần” giúp nhà tuyển dụng có những đánh giá tích cực về bạn.

Tất nhiên, những thứ này không chỉ được chuẩn bị khi bạn đã ra trường hoặc đã đi làm mà cần phải được thực hiện và tích lũy ngay từ khi bạn còn là sinh viên.

Chinh phục nhà tuyển dụng bằng tình yêu chuyên nghiệp của bạn

Muốn vào công ty nào, muốn làm việc gì thì phải quan tâm tìm hiểu và nuôi dưỡng tình yêu với công ty đó, tốt nhất là ngay từ khi còn là sinh viên hoặc ít nhất cũng phải một khoảng thời gian để khi thời cơ chín muồi có thể sẵn sàng bước vào môi trường của họ. Đây phải là quá trình chuẩn bị lâu dài và thực sự chứ không thể chỉ bằng những kiến thức, những kỹ năng được học thuộc, được lấp liếm trong vài ngày, vài giờ… 

Khi bạn đặt tình yêu và coi công ty như là nhà của mình để học tập, để làm việc. Khi bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự muốn cùng họ đi đường dài, muốn cùng họ đồng hành, phát triển và trưởng thành thì chắc rằng, thành công sẽ không cách bạn quá xa. 

Và điều quan trọng, hãy làm việc bằng sự chuyên nghiệp nhất của bạn. Vì tương lai của chính mình mà sẵn sàng

Cuộc sống là sự trải nghiệm. Đầu tư phát triển năng lực cá nhân khi dưới 30 tuổi là khoản đầu tư khôn ngoan nhất. 20 - 29 tuổi là quãng thời gian mà mỗi bạn trẻ nên tìm cho mình một môi trường, một người lãnh đạo tốt để làm việc, để học hỏi, để tìm hiểu, để phát huy năng lực cá nhân, để khám phá ra cái nghề, cái nghiệp phù hợp với bản thân và giúp bản thân dần hoàn thiện… Trước 30 tuổi, nếu bạn chăm chăm tìm kiếm công việc làm đúng chuyên ngành nhưng nếu công việc đó, môi trường đó không giúp bạn giải quyết được 4 chữ “bất” là: bất mãn, bất an, bất tiện, bất hợp lý thì rất có thể bạn sẽ không phát triển tốt được công việc và sự nghiệp của mình. 

Người Nhật có một câu thế này: “Ngồi trên đá cũng phải ngồi ít nhất là ba năm đá mới mọc rêu và lúc ấy mới biết được rêu độc hay rêu lợi”. Để xác định mình có làm được việc đó hay không, môi trường đó có phù hợp với mình hay không cũng cần ít nhất là 3 năm trải nghiệm. Nếu không hiểu rõ điều này mà thay đổi công việc, thay đổi môi trường làm việc liên tục thì cái mà các bạn có được chỉ là kinh nghiệm đổi việc và thâm niên. Đó không phải là một CV đẹp với nhà tuyển dụng. Còn nếu bạn cố gắng ngồi cho vững, kiên định thực hiện cho được những mục tiêu mà mình đã đề ra thì đến tuổi 30 dù thả bạn vào môi trường nào bạn cũng có thể làm được việc và tìm được vị trí để phát triển.

“ĐI ĐỂ PHÁT TRIỂN – ĐẾN ĐỂ THÀNH CÔNG” – Thành công chỉ dành cho những ai DÁM ĐI, DÁM TRẢI NGHIỆM để THỰC HIỆN ƯỚC MƠ CỦA MÌNH. Chương trình việc làm Nhật Bản của Esuhai: “Đào tạo để làm việc - Giáo dục để phát triển -Trải nghiệm để trưởng thành”. 

scroll top