28/10/2015
3478
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 74
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
tin nhật bản
15/10 9:00
<Giải Nobel Vật lý> Nhà khoa học Kajita và Ân sư
 
Vào sáng ngày 15/10, Nhà khoa học Kajita Ryuji – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tia Vũ trụ Đại học Tokyo, người vừa nhận được giải Nobel Vật lý năm 2015 đã có cuộc gặp gỡ với ân sư là Giáo sư Koshiba Masatoshi – Giảng viên Danh dự đặc biệt Đại học Tokyo, người cũng đã đạt giải Nobel Vật lý vào năm 2002. Nhận được lời chúc mừng của ân sư Koshiba, nhà khoa học Kajita đã bày tỏ “Nhờ có sự chỉ bảo của thầy nên em mới có thể nhận được giải thường cao quý này.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Saitama vào năm 1981, ngài Kajita đã tham gia vào phòng nghiên cứu của lớp Cao học Đại học Tokyo do giáo sư Koshiba hướng dẫn. Vào năm 1987, sau khi giáo sư Koshiba đã phát hiện ra được hạt neutrino – hạt vật chất được phóng xuất ra từ vụ nổ của vì sao khi kết thúc cuộc đời của mình bằng Đài quan sát Kamiokande được đặt tại thành phố Gifu, Nhật Bản, thì đã nhận được giải Nobel Vật lý. Sau đó, nhà khoa học Kajita đã tiếp tục nghiên cứu về đề tài này, và đã có được những chứng cứ chắc chắn cho neutrino thông qua đài quan sát Super-Kamiokande.

Theo Mainichi Shimbun

16/10 8:50
【Việt Nam】Panasonic tung các sản phẩm tủ lạnh, máy giặt nhân dịp Tết
 
Ngày 15/10, nhằm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp tới, Panasonic đã tung ra mẫu máy giặt, tủ lạnh mới phục vụ thị trường. Máy giặt được tung ra lần này là máy giặt kiểu 2 Model (máy giặt cỡ lớn số hiệu FS14X3 có chức năng giặt tay, có thể giặt những quần áo mỏng nhẹ như áo dài, với dung lượng 14kg) và tủ lạnh kiểu 17 Model (có dung tích cỡ trung trở lên, được sản xuất tại Nhật, Thái và Việt Nam). Với chất lượng Nhật Bản vốn đang được ưa chuộng, các sản phẩm lần này của Panasonic nhằm hướng tới tầng lớp trung lưu trở lên.
Theo thông tin mới nhận thì từ sau tháng 12, Panasonic Sales Vietnam sẽ tổ chức tuyên truyền mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh mua bán.

Theo NNA

16/10 9:30
Đầu tư trực tiếp FDI Việt Nam từ tháng 1~9 đạt 2 nghìn tỷ Yên, tăng 50%
 
Hiện đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam đang tăng mạnh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì con số được cấp phép đầu tư vào Việt Nam tính từ tháng 1~9/2015 đạt 17,15 tỷ USD (khoảng 2 nghìn tỷ Yên), tăng 53,4% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những lý do thu hút mạnh đầu tư vào Việt Nam là làn sóng tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây của Việt Nam, cũng như những chính sách cải thiện môi trường đầu tư, hay sự ký kết các hiệp định tự do mậu dịch nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Thông tin này đã được tăng tải trên báo Saigon Times.
Trong báo cáo ngạch cho phép đầu tư trực tiếp, có thể thấy số lượng đầu tư mới chiếm khoảng 11 tỷ USD chiếm 44,5%, trong đó có 70% là đầu tư vào các công trường sản xuất tại các Khu công nghiệp. Số lượng các dự án đầu tư lên đến 1.432 dự án. Số lượng đầu tư thêm vào các dự án có sẵn là 6,1 tỷ USD, tăng 72,6%, với số lượng dự án là 461 dự án.

Theo SankeiBiz

13/10 9:15
Năm 2016, lần đầu tiên sau chiến tranh, Nhật Hoàng và Hoàng hậu đến thăm Philippines
 
Ngày 13/10, trong buổi họp báo sau buổi họp Nội các, Chánh Văn phòng Suga Yoshihide đã cho biết, nhằm kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ của Nhật và Philippines, Nhật Hoàng, và Hoàng hậu hiện đang sắp xếp lịch để đến thăm Philippines vào mùa xuân năm sau. Đây là lần đầu tiên Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm Philippines sau khi kết thúc chiến tranh.
Chánh Văn phòng cho biết “Nhật Bản và Philippines đã và đang phát triển một mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong nhiều năm”, đồng thời bày tỏ sự kỳ vọng trong việc thắt chặt mối quan hệ hai nước.
Về chuyến đến thăm của Nhật Hoàng và Hoàng hậu, thì nhân dịp Tổng thống Akino đến thăm Nhật Bản vào tháng 6 năm nay, phía Philippines đã bày tỏ rằng “Đất nước chúng tôi mong muốn được đón chào Nhật Hoàng và Hoàng hậu”.

Theo Sankei News 

16/10 10:15
“Gian lận về quy chế khí thải”, Volkswagen buộc thu hồi 8,5 triệu xe trên thị trường EU
 
Ngày 15/10, vì vấn đề có gian lận trong đợt kiểm tra các quy chế về khí thải, hãng ôtô lớn của Đức Volkswagen đã buộc phải thu hồi khoảng 8,5 triệu xe trên thị trường châu Âu. Đợt thu hồi này sẽ được thực hiện từ tháng 1/2016. Được biết, có khoảng 11 triệu xe nằm trong đợt gian lận về các quy chế khí thải của hãng này trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, đối với các xe nằm trong đối tượng bị thu hồi lần này, vì không vi phạm các quy định liên quan đến tính an toàn lưu thông của Đức, nên hiện chưa có thông tin nào cho thấy là các xe này phải bị hủy bỏ.

Theo MBS

Những nhà khoa học Nhật Bản đạt giải Nobel sau năm 2000

Các bạn TTS thân mến, chúng ta lại gặp nhau rồi!!!

Gần đây, không biết các bạn có theo dõi TV để xem về thông tin các nhà khoa học Nhật Bản vừa nhận giải Nobel không?

Năm nay, lại có 2 nhà khoa học xuất sắc của Nhật Bản được nhận giải thưởng cao quý này! Hãy cùng chúc mừng họ nhé!!!

Với lý do đó, trong Bản tin Kaizen tháng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một tí xíu về những nhà khoa học Nhật Bản đã đạt giải Nobel từ sau năm 2000 xem sao nhé!!!

Nào, START!!!

Năm

Tên

Lĩnh vực

Hình

Lý do nhận giải

2000

Shiragawa Hideki
Giảng viên danh dự ĐH Tsukuba

Hóa học

Phát hiện và khai thác các polyme có tính dẫn điện cao

2001

Noyori Ryouji
Phòng nghiên cứu Hóa học Fellow

Hóa học

Nghiên cứu và khám phá ra tổng hợp xung tác bất đối xứng thông qua chất xúc tác chiral

2002

Koshiba Masatoshi
Giảng viên Danh dự đặc biệt ĐH Tokyo

Vật lý

Khai thác được một khía cạnh mới trong Thiên văn học thông qua việc quan trắc các phân tử neutron

2002

Tanaka Kouichi
Nghiên cứu cấp cao Tổng công ty Shimadzu

Hóa học

Phát triển các cách thức dùng trong nhận diện và phân tích các phân tử sinh học lớn.

2008

Nambu Youichirou

Vật lý

Phát hiện cơ chế phá vỡ đối xứng tự phát ở các hạt hạ nguyên tử

2008

Kobayashi Makoto
Giảng viên danh dự đặc biệt Cơ quan nghiên cứu các thiết bị gia tốc năng lượng cao

Vật lý

Phát hiện ra nguồn gốc sự đối xứng phá vỡ tự phát, từ đó tiên đoán được sự tồn tại của ba nhóm hạt quark trong tự nhiên

2008

Masukawa Toshihide
Giảng viên đặc biệt ĐH Nagoya

Vật lý

Phát hiện ra nguồn gốc sự đối xứng phá vỡ tự phát, từ đó tiên đoán được sự tồn tại của ba nhóm hạt quark trong tự nhiên

2008

Shimomura Osamu
Giảng viên danh dự ĐH Boston

Hóa học

Phát hiện ra chất protein huỳnh quang xanh (GFP), mang lại đóng góp lớn cho ngành Sinh vật học.

2010

Suzuki Akira
Giảng viên danh dự ĐH Hokkaido

Hóa học

Phát triển các phản ứng chéo khớp nối của tổng hợp hữu cơ

2010

Negishi Eiichi
Giảng viên đặc biệt ĐH Purdue

Hóa học

Phát triển các phản ứng chéo khớp nối của tổng hợp hữu cơ

2012

Yamanaka Shinya
Giảng viên ĐH Kyoto

Y-Sinh học

Khai thác được tế bào iPS

2014

Akasaki Isamu
Giảng viên trọn đời ĐH Meijo

Vật lý

Phát hiện ra các diode phát sáng màu xanh (đèn LED)

2014

Amano Hiroshi
Giảng viên ĐH Nagoya

Vật lý

Phát hiện ra các diode phát sáng màu xanh (đèn LED)

2014

Nakamura Shuji
Giảng viên ĐH California,Santa Barbara

Vật lý

Phát hiện ra các diode phát sáng màu xanh (đèn LED)

2015

Kajita Takaaki
Giảng viên ĐH Tokyo

Vật lý

Phát hiện ra các dao động neutrino

2015

Oomura Satoshi
Giảng viên danh dự đặc biệt ĐH Kitasato

Y-Sinh học

Khai triển thuốc đặc hiệu đối với các bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới.

Cuối cùng, xin được gửi đến các bạn những câu nói đã mang đến thành công cho nhà khoa học Negishi Eiichi (2010) và Koshiba Masatoshi (2002), đó là:

“Hãy tiếp tục ước mơ”, và Cứ làm, rồi sẽ được”.

Tất cả ước mơ tồn tại là để trở thành hiện thực, đúng không???

Thần đạo Nhật Bản

Trong Bản tin Kaizen tháng này, chúng ta cũng hãy cùng nhau tìm hiểu về Thần đạo, tôn giáo chính của Nhật Bản nhé!

① Thần đạo là gì?

Thần đạo Nhật Bản là một tôn giáo sùng bái tự nhiên như núi, sông, v.v... hay các hiện tượng tự nhiên, đây cũng là tôn giáo đa thần với tư tưởng “Bát Bách Phương” (Tám trăm vị thần).

Ở nhiều khía cạnh, Thần đạo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo, mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Có thể là vì đây là tôn giáo tôn sùng tự nhiên, nên có thể hòa hợp với bất kỳ tôn giáo nào, và bất kỳ ai cũng đều có thể tham gia được.

② Những biểu tượng đại diện cho Thần đạo Nhật Bản:

1. Các vị thần:

Các vị thần trong Thần đạo được gọi chung là “Bát Bách Phương”, từ ngữ này mang đến ý nghĩa là “có rất nhiều vị thần tồn tại trong Thần đạo”. Từ xa xưa, người Nhật đã rất tôn sùng tự nhiên, như gió, lửa, núi sông,... xem các hiện tượng này như những vị thần và thờ cúng những vị thần này.

Ngay cả những con người ngay thẳng, trong sạch, sau khi mất cũng sẽ được thờ phụng như những vị thần linh vậy. Điều khác biệt lớn nhất của vị thần trong Thần đạo so với các tôn giáo khác là vị thần đó không có quyền lực và sức ảnh hưởng tuyệt đối. Vị thần đấy vừa có sự dịu dàng, vừa có sự khủng khiếp, cũng giống như sự vĩ đại và khủng khiếp của tự nhiên.

2. Nữ thần Mặt trời (Amaterasu Omikami)

Sự tồn tại quan trọng nhất trong Thần đạo là Nữ thần Mặt trời (Amaterasu Omikami). Sau khi cha của Nữ thần là Thần Tạo hóa Izanagi đi xuống dưới Suối vàng tìm vợ mình là Izanami, ông đã được thanh tẩy thân thể, và trong một lần rửa mắt trái của mình, Nữ thần Amaterasu đã được sinh ra. Sau khi Izanagi thấy được những luồng ánh sáng ấm áp sáng chói phát ra từ con gái mình, ông đã đưa Nữ thần lên Thiên đường cùng với các vị thần linh. Nữ thần Amaterasu đã cùng với những anh em của mình tạo nên nước Nhật cổ đạo, và đã gửi những sứ giả là cháu mình Ninigi xuống dưới thế giới phàm trần.

Thông qua Ninigi, bà lại tiếp tục ban cho Hoàng tộc phàm trần nhiều phẩm vật như Kiếm, Ngọc, Kính, và trở thành 3 Thánh vật của Hoàng tộc Nhật Bản hiện tại.

3. Sự thanh khiết (sự sạch sẽ)

Tư tưởng của Thần đạo được xây dựng dựa trên cơ sở chính là luôn giữ cho Trái tim, Cơ thể và Tinh thần được sạch sẽ. Ta có thể nhìn thấy được điều này thông qua các hoạt động hằng ngày của người Nhật như bỏ dép khi đi vào nhà, không thích hiến tặng nội tạng của người đã khuất,... Thậm chí, dù trong tiếng Anh, chữ “có tội” được viết là “sin”, thì trong tiếng Nhật, chữ “có tội” thực tế được viết là “不潔 Bất Khiết (không sạch sẽ)”. Không chỉ vậy, mà chữ “不潔 Bất Khiết” này còn được sử dụng để nói về bệnh tật, truyền nhiễm, hay cái chết.

Với lý do đó, có rất nhiều các nghi thức thanh tẩy cơ thể được đặt ra trong tôn giáo này. Trong đó, đơn giản nhất là nghi thức Chouzu (手水) – rửa tay, rửa mặt – trước khi vào các đền chùa của Nhật. Ngoài ra, không chỉ là rửa ráy cơ thể, mà còn làm sạch xung quanh bằng cách rắc muối xuống sàn, hay các lễ rửa tội nhằm thanh tẩy nhà cửa, thân thể. Các võ sỹ Sumo thường hay dùng muối để rắc trên các sới vật cũng là nhằm để thực hiện các nghi thức thanh tẩy này.

4. Thầy tế và Vu nữ

Cho dù không có các lễ bái hàng tuần, nhưng các Thầy tế Thần đạo Nhật Bản rất bận bịu. Thực hiện các nghi thức, tham gia các lễ hội truyền thống địa phương, trông coi các Thần xã, v.v... Tuy nhiên, hầu hết các Thần tế Thần đạo đều có những Vu nữ là các cô gái trẻ đến làm việc bán thời gian, phụ giúp thêm các công việc trong đền.

Hầu hết các Vu nữ đều là nữ học sinh cấp 3, và là thân thích của các Thầy tế này. Ngày xưa, các Vu nữ cũng là những người thực hiện các điệu múa gọi thần linh, và trong nhiều trường hợp, còn trở thành vật tế trong nghi thức Thần đạo.

5. Bốc thăm, Bùa, và Ema (Họa Mã)

Đây là các vật phẩm được bán trong các Thần xã và được những người đến viếng mua nhiều. Bốc thăm là các quẻ bói Hung, Cát được bốc ngẫu nhiên, và các quẻ này sẽ được buộc lên trên những cành cây gần đó.

Bùa là vật thường mang bên người, với mong muốn nhận được sự bảo vệ, che chở của thần linh, tránh được các ma quỷ, xui xẻo. Sau 1 năm, người đã mua bùa sẽ đến trả bùa lại cho ngôi đền mình đã nhận bùa và xin (hay mua) bùa mới.

Ema (Họa Mã) là mẩu gỗ được người đến viếng mua và viết lên đó những tâm nguyện của mình, rồi treo lên các Ema-sho (nơi treo Ema) để mong các thần linh phù hộ cho tâm nguyện của mình trở thành hiện thực.

③ Thánh địa Thần đạo Nhật Bản Ise-jingu

Đây là nơi thờ phụng Nữ thần Mặt trời Amaterasu Omikami, và được coi là Thánh địa quan trọng nhất trong các Thần xã của Thần đạo Nhật Bản.

Ise-jingu (Y Thế Thần cung) được tạo nên bởi 120 đền và tòa nhà, gồm các đền chính được gọi là Nội cung và Ngoại cung.

Tuy được xây dựng từ Thế kỷ thứ 5, nhưng cứ cách mỗi 20 năm, người ta sẽ dựa vào cách xây dựng ban đầu để xây dựng các đền mới bằng vật liệu mới bên cạnh các đền cũ. Sau khi xây dựng xong các đền mới, người ta sẽ phá dỡ các đền cũ, trải những viên đá trắng nhỏ lên thềm các chỗ đã tháo dỡ, sau đó dựng lên ở đây những cây cột cao, nhằm bảo hộ cho vùng xinh quanh, và từ lúc dựng xong cho đến 20 năm tiếp theo, đây sẽ trở thành khu vực “bất khả xâm phạm” của Ise-jingu.

Đây quả thực cũng là những nét văn hóa rất đẹp và độc đáo của Nhật Bản, phải không các bạn?

Nếu có thời gian, các bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu thêm về nó nhé!!!

Các bản tin khác
scroll top