24/02/2016
3501
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 76
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
tin nhật bản
04/12 9:00
HITACHI nhận đơn hàng 63 thang máy từ Việt Nam
 
Vào ngày mùng 3, Công ty TNHH Hitachi và Công ty thang máy Hitachi Châu Á thông báo rằng đã nhận được đơn đặt hàng là 63 thang máy cho các nhà ga trên cao thuộc dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 tại Hồ Chí Minh Việt Nam. Đơn hàng bao gồm 32 thang máy và 31 thang cuốn. Đây là đơn đặt hàng lớn nhất từ trước đến nay và là đơn đặt hàng thang cuốn đầu tiên của Hitachi tại Viêt Nam. Hitachi dự kiến sẽ hoàn tất việc giao hàng trong năm 2017.

Theo Báo Sankei

17/12 8:50
Tuyến đường sắt cao tốc Hokkaido chỉ còn 100 ngày nữa sẽ đi vào hoạt động
 
Ngày 17, tức là chỉ còn 100 ngày nữa tuyến đường sắt cao tốc Hokkaido sẽ đi vào hoạt động. Trong toà nhà Ga Tokyo đã khai trương gian hàng quảng bá thông tin du dịch về Hokkaido. Gian hàng có trưng bày tác phẩm Toa tàu kiểu mới H5 được ghép từ 2000 bức ảnh, và tờ dơi du lịch giới thiệu các địa danh du lịch của thành phố Hokkaido. Gian hàng nằm trong khu vực “Kitchen Street” phía ngoài cửa soát vé Yaesu phía bắc của ga Tokyo và sẽ hoạt động tới ngày 26 tháng 3 năm tới, ngày tuyến đường sắt cao tốc Hokkaido đi vào hoạt động.

Theo BIGLOGE

17/12 9:30
Có 7 công ty trong đó có cả công ty Nhật quan tâm đến Dự án đấu thầu sân bay Long Thành
 
Liên quan đến điều tra tính khả thi (viết tắt FS) về việc xây dựng sân bay Long Thành (Phía nam Tỉnh Đồng Nai), có 7 công ty vốn nước ngoài trong đó có cả các công ty Nhật Bản thể hiện mối quan tâm đến dự án. Điều này được cho biết sau cuộc họp của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (viết tắt ACV) được mở ra vào ngày 15. Trong 7 công ty vốn nước ngoài, ngoài công ty của Nhật Bản còn có các công ty của Mỹ và Châu Âu. Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, tháng 12 hoặc đầu tháng 1 năm sau sẽ nhận đơn đấu thầu của những công ty phù hợp và sẽ tổ chức đấu thầu trước tết tháng 2 (tết âm).

Theo NNA

28/12 9:15
Phía khu vực Thái Bình Dương sẽ nắng ấm vào cuối năm và đầu năm
 
Từ cuối năm cho tới ngày 3 tháng 1 của đầu năm mới, dự báo do ảnh hưởng của áp xuất khí quyển nên phía biển thuộc Quần đảo Nhật Bản sẽ nhiều ngày mây, mưa và tuyết, phía khu vực Thái Bình Dương trời sẽ nắng hoặc mây. Khu vực Okinawa và Amami thỉnh thoảng có nắng nhưng ngày mây và mưa nhiều.

Theo Jiji Tsushin 

29/12 9:30
TOSHIBA yên cầu vay vốn là 300 tỉ Yên
 
Ngày 29, Công ty Toshiba cho biết đã yêu cần Ngân hàng giao dịch chính là Ngân hàng Mitsui Sumitomo thiết lập khoảng cho vay thêm có quy mô là 300 tỉ Yên tới cuối tháng 1 năm 2016. Vào quý tháng 3 năm 2016, do phát sinh nhiều chi phí để cải cách cơ cấu mảng máy tính xách tay và Ti vi nên Toshiba muốn đảm bảo tiền vốn bằng khoảng tiền vay thêm này.

Theo Jiji Tsushin

Giáng sinh tại Nhật Bản

Lịch sử của Lễ Giáng sinh trên thế giới đã từ rất lâu rồi, vậy còn Nhật Bản thì thế nào nhỉ???

① Nguồn gốc của Giáng sinh tại Nhật Bản

Giáng sinh được cho là đã đến Nhật Bản từ năm 1552, bắt đầu từ việc nhà truyền giáo Francis Xavier đã tập trung những tín đồ lại để tổ chức buổi lễ Misa tại Suou-no-kuni (nay thuộc tỉnh Yamaguchi). Tại thời điểm đó, Lễ Giáng sinh được gọi với cái tên Natal (tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là “Giáng sinh”)

Tuy có nguồn gốc xa xưa như vậy, nhưng mãi đến năm 1904, nhờ vào sự kiện một cửa hàng tại Ginza có tên Meiji-ya đã trưng bày trước cửa hàng một cây thông Noel rất lớn - vốn vô cùng lạ lẫm lúc bấy giờ - mà Giáng sinh đã trở nên được biết đến rộng rãi trong người dân Nhật Bản. Sự kiện đó cũng đánh dấu cho việc bắt đầu của sự cạnh tranh trong thương mại vào thời kỳ Giáng sinh tại Nhật. Bước vào thời Taishou (năm 1912), cùng với việc các khách sạn lớn tiến hành các buổi tiệc Giáng sinh vô cùng xa hoa, hay việc xuất hiện của những Ông già Noel Santa Claus trên phim ảnh mà Giáng sinh đã dần thâm nhập sâu sắc vào đời sống của người dân Nhật Bản.

Lễ Giáng sinh của Nhật Bản đã trải qua một lịch sử dài, có những lúc tưởng chừng đã bị xóa bỏ, nhưng lại trở lại một cách mạnh mẽ. Với sự phát triển có nhiều thăng trầm như vậy, ngày nay, Giáng sinh đã trở thành một sự kiện không thể thiếu mỗi năm đối với người Nhật Bản.

② Những điều người Nhật hay làm vào Giáng sinh

- Tổ chức tiệc hoặc đi chơi tại các trung tâm vui chơi với bạn bè, người thân. Đặc biệt trong ngày này, tuy thời tiết giá lạnh, nhưng các cô gái vẫn sẵn sàng mặc trang phục của Santa Claus để chụp ảnh với bạn bè.

- Ăn bánh kem dâu.

- Đi ngắm illumination (lễ trưng bày ánh sáng).

③ Hình ảnh Giáng sinh tại Nhật Bản

Tokyo's Christmas
(Source: Internet)

Kobe's Christmas
(Source: Internet)

Osaka's Christmas
(Source: Internet)

Washi (Hòa Chỉ・giấy Nhật) – Niềm tự hào của Nhật Bản

 

Vậy, giấy Nhật được sản xuất như thế nào? Bản tin Kaizen số này sẽ giới thiệu đến các bạn về cách làm giấy truyền thống của Nhật Bản.Không chỉ được sử dụng trong Thư pháp hay Hội họa, giấy Nhật còn được sử dụng rộng rãi như một nguyên liệu cao cấp để làm mũ, chụp đèn trang trí, hay ô dù Nhật. Ngoài ra, giấy Sekishu của tỉnh Shimane, giấy Honmi của tỉnh Gifu, và giấy Hosogawa của tỉnh Saitama đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Unesco.

① Nguyên liệu và cách xử lý

Bất kỳ tờ giấy Nhật nào cũng được làm từ vỏ cây dâu dại.

Từ khoảng tháng 12 đến tháng 1, các thợ làm giấy sẽ cắt thân cây dâu dại thành những khúc từ 70 cm~100 cm, và đun sôi. Sau khi đun sôi xong, người ta sẽ tách riêng phần vỏ ngoài ra và phơi ngoài trời.

Ngâm phần vỏ ngoài đó vào nước để làm mềm, và tách từng phần ra. Vỏ cây dâu dại gồm 3 phần là “vỏ đen”, “vỏ ngọt” và “vỏ trắng”, nhưng người ta chỉ dùng phần vỏ trắng để làm giấy Nhật. Phần vỏ trắng được tách ra sẽ lại được đem phơi khô một lần nữa.

② Cách bước sản xuất giấy Nhật

Đun sôi

Người ta tiến hành loại bỏ các chất bẩn, làm sạch phần nguyên liệu vỏ trắng bằng cách rửa qua nước sạch, hoặc đun nhiều giờ trong nước có bỏ lẫn than cỏ hoặc natri carbonat. Đây được xem là phương pháp tẩy trắng tự nhiên, phương pháp này khiến cho phần vỏ trắng sẽ được sạch và trở nên mềm mại hơn.

Đập mềm

Đây là thao tác làm các sợi vỏ cây dâu dại được mềm và vụn ra. Người ta trải một lớp vỏ cây lên một tấm phản làm bằng gỗ cứng hoặc bằng đã, rồi dùng các thanh gõ hoặc búa gõ làm bằng gỗ sồi để đập, và làm vụn các sợi vỏ cây ra.

Tạo giấy

Người ta thêm một loại keo được làm từ rễ cây bụp giấm (hay còn gọi là cây hoa hòe) vào phần nguyên liệu đã được tách vụn, rồi cho vào một thùng nước được gọi là sukibune, và dùng một cây gậy gỗ có tên là maguwa quấy đều.

Sau đó, các thợ làm giấy sẽ sử dụng một tấm phản hớt có khung chắn xung quanh có tên là sukiketa để hớt phần nước tạo giấy đã được khuấy đều ở trên, rồi chao nhẹ tấm phản qua trái phải trước sau để làm cho lớp nước giấy trên đó được tràn đều trên phản. Sau khi lớp giấy trên phản có được độ dày thích hợp rồi, thợ làm giấy sẽ chất lớp giấy đó lên trên một tấm phản gỗ có tên là shito.

Phơi khô

Đây là thao tác làm các sợi vỏ cây dâu dại được mềm và vụn ra. Người ta trải một lớp vỏ cây lên một tấm phản làm bằng gỗ cứng hoặc bằng đã, rồi dùng các thanh gõ hoặc búa gõ làm bằng gỗ sồi để đập, và làm vụn các sợi vỏ cây ra.

③ Kết

Bắt đầu thời kỳ cận đại, tuy phải cạnh tranh với sự phồn thịnh của giấy phương Tây, nhưng vì những nhu cầu sản xuất mũ hay ô dù Nhật, nên ngành sản xuất giấy Nhật vẫn tránh được sự suy thoái hay thất truyền. Tuy nhiên, từ sau Đại chiến thứ 2, cùng với sự phát triển về kinh tế, thì sự thiếu hụt người kế tục của các thợ làm giấy, hay sự Âu hóa trong đời sống người dân, hay sự thay đổi trong cách thức xây dựng nhà cửa của Nhật Bản, thì 

nhu cầu của giấy Nhật đã giảm sút nhiều, khiến cho các nhà chức trách đã phải lên tiếng khuyến cáo về nguy cơ thất truyền của văn hóa làm giấy Nhật.

Nhằm ngăn ngừa việc thất truyền của một nét văn hóa vô cùng đáng tự hào của Nhật Bản – giấy Nhật - có thể đã đến lúc cần phải có thêm sự đóng góp sức lực của những người nước ngoài yêu văn hóa Nhật Bản như chúng ta rồi chăng?

Các bản tin khác
scroll top