08/09/2018
2751
0
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: www.esuhai.com
bản tin kaizen số 103
Bản tin do KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. ĐĂNG KÝ NGAY để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
Đồ gốm sứ Nhật Bản - Phần 1

Một trong những niềm tự hào của nghệ thuật truyền thống Nhật Bản – Đồ gốm sứ.

Nhật Bản có một lịch sử làm gốm sứ lâu đời. Ngay cả trong thời hiện đại hiện nay, đồ gốm sứ của Nhật Bản cũng rất được ưa chuộng, không phải chỉ với người dân trong nước mà còn với cả khách du lịch nước ngoài.

Trong số những làng gốm sứ truyền thống của Nhật, dù chỉ có 31 phong cách làm gốm sứ được công nhận là sản phẩm nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, nhưng trên thực tế, hầu hết từng粉引địa phương của Nhật Bản đều có những sản phẩm gốm sứ của riêng mình, nên chủng loại gốm sứ của Nhật Bản vô cùng đa dạng.

Bản tin KAIZEN tháng này sẽ giới thiệu đến quý độc giả những nét đẹp của nghệ thuật làm gốm sứ Nhật Bản.

1. Đồ gốm sứ là gì?

Đồ gốm sứ được chia ra làm 2 loại: đồ gốm và đồ sứ.
Hai loại này có sự khác biệt như sau:

Gốm Sứ
Nguyên liệu: gồm đất sét để cho sản phẩm được chắc, khó nứt vỡ, thì người ta thường cho thêm bột cát và bột đá vào. Nguyên liệu: gồm đất sét trộn bột thạch anh và bột đá.
Nhiệt độ nung: 800~1200 độ C.  Nhiệt độ nung: 1200 ~ 1400 độ C.
Cách nung: nung oxi-hóa và nung hoàn nguyên. Cách nung: chỉ nung hoàn nguyên.
Thành phẩm: có thể tạo ra khoảng 80 màu khác nhau, như trắng, đỏ, đen, xanh dương, xanh lục,… Thành phẩm: hầu như sẽ ra màu trắng.
Cách vệ sinh: ngâm vào nước ấm trước khi dùng. Sau khi dùng xong thì nhanh chóng dùng nước rửa chén để rửa nhẹ nhàng. Cách vệ sinh: rửa nhẹ qua nước ấm để lấy hết bụi trước khi dùng. Sau khi dùng xong thì dùng sponge mềm, rửa bằng nước rửa chén.

2. Cách trang trí

Bên cạnh cách vẽ trực tiếp lên thân đồ gốm, thì đồ gốm sứ có rất nhiều các phương pháp trang trí khác nhau. Trong đó các loại hình thức trang trí chính có thể kể đến các loại dưới đây.

1、KOHIKI (PHỦ PHẤN TRẮNG): Phủ một lớp bột trắng lên đồ gốm, và quét một lớp dầu trong suốt lên rồi mới nung.
2、HAKEME (VẼ QUÉT): Dùng một bút có đầu bện bằng rơm, chấm vào mực trắng và vẽ quét lên thân gốm rồi nung.
3、MISHIMADE: Trước khi nguyên liệu gốm khô lại, thì ấn hoặc khắc những hoa văn trưc tiếp lên thân gốm, rồi dùng bột trắng để tô lên các vết khắc đó, sau đó quét một lớp dầu trong suốt lên và nung.
4、KUSHIME: Sử dụng dụng cụ có hình dạng giống như chiếc lược quét lên thân gốm những đường thẳng đều, tạo hoa văn cho gốm.
5、TOBIKANNA: Trước khi gốm khô lại, thì sử dụng bàn quay, rồi vừa quay vừa dùng cái bào để tạo ra những hoa văn liền mạch với nhau.
6、KAKIOTOSU: Khắc trực tiếp lên trên thân đồ gốm để tạo hoa văn cho gốm.
Đồ gốm sứ Nhật Bản - Phần 2

Tiếp theo, Bản tin KAIZEN xin được giới thiệu những đồ gốm sứ điển hình của Nhật Bản.

① Đồ gốm sứ Arita

Đồ gốm sứ Arita là những tác phẩm gốm sứ được sản xuất chủ yếu ở trấn Arita, tỉnh Saga.

Vào đầu thế kỷ 17, những người thợ làm gốm Triều Tiên, Kangae Sanbee đời đầu (hay còn được xưng danh là Lee Sanpei), đã phát hiện ra đá đất sét trên núi Senzan thuộc Arita, và đã bắt đầu sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ Arita.

Những sản phẩm gốm sứ của Gốm sứ Arita có đặc điểm là đều có màu trắng thuần, như trong suốt. Vậy nên khi vẽ hoa văn lên trên các sản phẩm gốm sứ này thì sẽ rất nổi bật. Ngoài ra, gốm sứ của Arita khá nhẹ và mỏng, có cảm giác rất thanh tao mảnh dẻ, nhưng thực tế là vô cùng chắc chắn, nên thường được sử dụng hàng ngày.

(Source: arita.jp)
(Source: craftsdgn.com)
(Source: dish-and-craft.jp)

② Đồ gốm sứ Tobe

Đồ gốm sứ Tobe là những sản phẩm gốm sứ được sản xuất chủ yếu tại trấn Tobe, tỉnh Ehime, với nguyên liệu đất sét tốt được lấy từ ngọn núi gần đấy. Hiện tại, gốm sứ Tobe được vinh hạnh công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Ehime.

Gốm sứ Tobe khá dày, và hầu hết có nền là màu trắng, được vẽ lên những hoa văn nhẹ nhàng bằng mực màu xanh dương nhạt. Sự đơn giản nhưng đầy ưu nhã của gốm sứ Tobe đã thu hút được không chỉ những người yêu gốm sứ trong nước Nhật mà còn cả những khách du lịch người nước ngoài.

(Source: tobekara.com)
(Source: tobekara.com)
(Source: sukoshiya.com)

③ Đồ gốm sứ Shigaraki

Đồ gốm sứ Shigaraki có lịch sử bắt đầu từ thời Tenpyo (thời đại Thiên Bình, từ năm 729~năm 749) và được công nhận là một trong 6 lò gốm cổ đại của Nhật Bản, được sản xuất chính ở khu Shigaraki, thành phố Koga, tỉnh Shiga.

Gốm Shigaraki được lấy nguyên liệu từ những ngọn đồi ở quanh khu vực đó, đây là nguyên liệu rất tốt để làm gốm. Sản phẩm nổi tiếng nhất là các sản phẩm gốm có hình hài là các chú lửng chó (tanuki), với hình dạng, kích thước, màu sắc vô cùng phong phú.

(Source: hachhach.net)

④ Đồ gốm sứ Mashiko

Đồ gốm sứ Mashiko là những sản phẩm gốm sứ được sản xuất chủ yếu tại khu vực trấn Mashiko, khu Haga, tỉnh Tochigi. Cuối thời kỳ Edo, một người thợ tên là Otsuka Keisaburo sau khi học nghề gốm tại Kasama, đã đến làm rể tại gia đình Otsuka Kichibee ở thôn Mashiko và bắt đầu sự nghiệp làm gốm của mình tại đó.

Đất ở Mashiko có độ cát khá cao, nên tạo cảm giác khá lộm cộm. Những sản phẩm gốm sứ tại đây có đặc trưng là khá dày, nặng và dễ vỡ, nhưng lại rất thu hút vì nét đẹp mộc mạc của mình.

(Source: creema.jp)
(Source: kinarino.jp

⑤ Đồ gốm sứ Mino

Đồ gốm sứ Mino là tên gọi chung của các sản phẩm gốm được chế tác tại các thành phố Toki, thành phố Tajimi, thành phố Mizunami, thành phố Kani tại tỉnh Gifu. Vào năm 1978, đồ gốm sứ Mino đã được Bộ Giao thông Thương mại Sản nghiệp (nay là Bộ Kinh tế) công nhận là sản phẩm mỹ nghệ truyền thống.

Khu vực Đông Mino thuộc tỉnh Gifu, nơi sản xuất chủ yếu của đồ gốm sứ Mino, là địa điểm sản xuất gốm sứ có quy mô lớn nhất Nhật Bản, chiếm khoảng một nửa sản lượng gốm sứ của Nhật Bản. Đặc trưng của gốm sứ khu vực này là “không có đặc trưng gì cả”, đủ để biết được màu sắc, kiểu dáng, loại hình gốm sứ được sản xuất ở đây đa dạng đến mức nào.

(Source: Rakuten)
(Source: travelbook.co.jp)
(Source: kougeihin.jp)

Các bạn thấy thế nào?
Khi được nhìn thấy những dụng cụ ăn uống vừa đẹp vừa có giá trị lịch sử trên bàn ăn, chúng ta cũng cảm thấy vui vẻ hơn, đúng không?

Cảm giác đó, trong tiếng Nhật được gọi là “chiisana zeitaku, chiisana shiawase” (một sự xa xỉ nho nhỏ, mang đến một niềm vui nho nhỏ). Không cần những điều lớn lao, hãy tận hưởng những sự xa xỉ nho nhỏ để cảm nhận được niềm hạnh phúc mỗi ngày nhé!!!

Hình ảnh: Internet

Các bản tin khác
scroll top